Tối ưu quản lý sẹo lồi, sẹo phì đại bằng laser và ánh sáng

13-10-2023

Chuyên đề: Tối ưu quản lý sẹo lồi, sẹo phì đại bằng laser và ánh sáng đã được THS-BS Trần Sở Quân - Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da báo cáo trong Hội nghị Khoa học quốc tế và Triển lãm Thẩm mỹ nội khoa Vicam 2023 - Chủ tọa: PGS-TS-BS. Nguyễn Anh Tuấn & BS.CKII Ngô Xuân Hùng.


Nội dung chính của chuyên đề báo cáo gồm có các hạng mục tổng quan về sẹo lồi, sẹo phì đại; các loại laser & ánh sáng ứng dụng trong điều trị sẹo; điều trị bằng cách phối hợp các phương pháp laser và ánh sáng.

Tối ưu quản lý sẹo lồi, sẹo phì đại bằng cách nào?

Tối ưu quản lý sẹo lồi, sẹo phì đại bằng laser và ánh sáng

Nội dung chính của bài viết

Show

Tổng quan: Định nghĩa, Phân loại sẹo và Sinh lý lành thương

Quá trình làm lành vết thương diễn ra phức tạp và chia thành bốn giai đoạn chồng chéo gồm giai đoạn đông máu và viêm, giai đoạn tăng sinh, giai đoạn tái tạo và sửa chữa. Cụ thể, các giai đoạn sẽ diễn ra theo các trình tự thời gian như sau:

  • Từ 48-72 giờ: Giai đoạn viêm diễn ra làm tổn thương da kích hoạt và bắt đầu hình thành cục máu đông, mô. Sự phóng thích cytokines làm hóa hướng động các bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT), đại thực bào (ĐTB) và nguyên bào sợi (NBS) xâm nhập vết thương.
  • 3-6 tuần: Giai đoạn tăng sinh thúc đẩy các tế bào thượng bì di chuyển và tăng sinh tạo mô hạt, mạch máu và tổng hợp chất nền ngoại bào.
  • Sau một vài tháng: Giai đoạn tái tạo các thượng bì diễn ra và vết sẹo co lại tạo nên mô sẹo.

Theo bảng phân loại sẹo quốc tế năm 2019, dựa vào các tiêu chuẩn phân loại bao gồm sắc tố, hồng ban, kết cấu, độ dày, và độ mềm mại mà sẹo được chia thành sẹo chưa trưởng thành, sẹo phì đại dạng đường, sẹo lồi nhỏ, sẹo trưởng thành, sẹo phì đại lan rộng, sẹo lồi lớn.

Phân loại sẹo

Sẹo được phân loại dựa trên sắc tố, hồng ban, kết cấu, độ dày, và độ mềm mại 

Tìm hiểu các loại laser và ánh sáng trong quản lý và điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại

Trước đây, mọi người đều có suy nghĩ rằng chỉ nên sử dụng tia laser sau khi vết sẹo đã trưởng thành hoàn toàn. Nhưng dữ liệu gần đây cho thấy việc bắt đầu sớm với thiết bị LASER mạch máu, xâm lấn hoặc không xâm lấn trong những tháng sau chấn thương do bỏng hoặc phẫu thuật có thể làm giảm các triệu chứng, giảm co rút và tăng khả năng vận động, để cải thiện quá trình phục hồi chức năng tổng thể.

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị bằng laser vẫn chưa có kết luận chính xác. Hầu hết, các chiến lược đều phụ thuộc vào đặc điểm trưởng thành của sẹo. Điều này có tính đến tuổi của bệnh nhân, loại da, loại sẹo và bệnh đi kèm. Phương pháp điều trị có thể được chia thành 1-9 lần điều trị khác nhau, từ 4 tuần đến 3 tháng giữa các khoảng thời gian điều trị. Theo nhận định mới nhất hiện nay, bắt đầu quản lý và điều trị sẹo bằng laser và ánh sáng càng sớm càng tốt. Thời điểm sau cắt chỉ là hợp lý để giảm sự hình thành sẹo và tái phát.

Hiện nay, có ít nhất 4 loại laser và ánh sáng thường được sử dụng cho các vết sẹo phì đại, sẹo lồi gồm có:

  • Laser fractional CO2 (fCO2)
  • Er: YAG
  • Laser PDL
  • IPL

laser và ánh sáng thường được sử dụng cho các vết sẹo phì đại, sẹo lồi

Laser và ánh sáng thường được sử dụng cho các vết sẹo phì đại, sẹo lồi 

Điều trị sẹo bằng cách phối hợp các phương pháp Laser và ánh sáng

Đã có thời điểm PDL được cho là trị liệu laser first-line trong việc điều trị sẹo phì đại và quản lý sẹo lồi. Nó làm đông vón các vi mạch ở nhú bì và lưới trung bì của sẹo đến độ sâu 1,2 mm và cắt đứt nguồn nuôi dưỡng sẹo.

Chú ý, với làn da tối màu có hiệu quả thấp hơn. Một phương pháp ít xâm lấn khác là IPL cũng mang lại tác dụng tương tự PDL trong việc quản lý sẹo lồi, sẹo phì đại và giảm thiểu nguy cơ xuất huyết.

Còn với phương pháp fCO2 10.600nm và erbium YAG (Er: YAG) đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả tốt với sẹo lồi, sẹo bỏng nông trên bề hơn so với sẹo sâu hơn. Nó có thể là do độ sâu thâm nhập hạn chế của laser không thể khắc phục.

Kết hợp phương pháp laser, ánh sáng và các sản phẩm silincone y tế trong việc quản lý sẹo

Kết hợp phương pháp laser, ánh sáng và các sản phẩm silincone y tế trong việc quản lý sẹo

Cuối cùng, THS-BS Trần Sở Quân có đưa ra kết luận, laser và ánh sáng là phương pháp điều trị tại chỗ không phẫu thuật giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý sẹo. Vì vậy, nên bắt đầu điều trị sẹo càng sớm càng tốt với laser và ánh sáng. Đặc biệt, có thể kết hợp các phương pháp điều trị sẹo khác nhau để đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, trong việc quản lý và điều trị sẹo phì đại, sẹo lồi không phẫu thuật có thể kết hợp miếng dán silicone, silicone gel, PDL, IPL, Laser Fractional CO2, Laser Er:Glass.

> Xem thêm: Miếng Dán Xóa Mờ Sẹo Lồi / Phì Đại Scar FX

TIN TỨC LIÊN QUAN


SHOWING 3 COMMENTS

  • « Previous
  • Next »

THÊM BÌNH LUẬN

Rejuvaskin