PGS.TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh - Tối ưu hóa kết quả điều trị sẹo

17-10-2023

PGS.TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh cho biết silicone được sử dụng từ nửa cuối thế kỷ 19 và hiện nay silicone được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực y tế, đặc biệt trong nhiều sản phẩm phòng ngừa - điều trị vết thương - sẹo.


Nội dung chính của bài viết

Show

Đại cương về liền vết thương

Giai đoạn viêm, xuất tiết làm sạch vết thương

Ngay khi có vết thương sẽ hình tạo cục máu đông. Sau 6 giờ, Neutrophil và Monocyte thoát mạch dẫn đến thực bào các mảnh vụn hoại tử.

Giai đoạn tăng sinh tế bào

Thường bắt đầu từ ngày thứ 2, lúc này các biểu mô hóa mô hạt đã lấp đầy vết thương, Fibronectin và các yếu tố tăng trưởng biểu mô của tiểu cầu và đại thực bào làm tăng sinh tế bào. Đại thực bào kích thích tân tạo mạch hoàn tất vào khoảng ngày 6 - 7. Tăng sinh Fibroblast, yếu tố tăng trưởng của tiểu cầu, đại thực bào làm nguyên bào sợi tăng sinh, tổng hợp collagen và chất cơ bản gian bào hình thành mô hạt.

Giai đoạn hình thành mô liên kết

Bắt đầu ngày thứ 5-7, đỉnh cao 4 tuần sau thương tổn.

Co kéo vết thương

Bắt đầu vào ngày thứ 8-10. Quá trình này không do tế bào biểu mô mà do nguyên bào sợi, nguyên bào sợi cơ, collagen, proteoglyc dịch chuyển mép vết thương về phía trung tâm để đóng kín vết thương.

Quá trình thành lập sẹo

Diễn ra vào tuần thứ 3 và kéo dài nhiều tháng tới hàng năm. Sẹo non thành sẹo thật sự sau 12-18 tháng. Quá trình này sẽ giảm mạng lưới mao mạch dày đặc làm cho nguyên bào sợi cơ biến mất, sẹo mất dần màu đỏ và hiện tượng phù nề. Ngoài ra, khi thành lập sẹo sẽ giảm tổng hợp collagen, tăng liên kết chéo collagen làm tăng tính bền vững của sẹo. Collagenase phân cắt sự tích tụ quá mức của collagen. Giảm nguyên bào sợi dẫn đến giảm proteoglycans, thay thế bằng thành phần nước của vết thương.

Đại cương về liền vết thương

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình liền vết thương như:

Bản chất của vết thương

Vết thương sạch sẽ nhanh lành hơn, kích thước và độ sâu (lớn hay nhỏ, nông hay sâu), độ bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn.

Yếu tố bệnh lý

PGS.TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Bỏng - Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương; Giảng viên bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Trường Đại học y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết yếu tố bệnh lý dẫn đến vết thương chậm lành bao gồm:

  • Tổng quát như tuổi già, suy dinh dưỡng, bệnh nội tiết, đang điều trị corticoid, kháng đông, bệnh của mô liên kết, bất thường ở hệ tim mạch hoặc bệnh hô hấp mãn tính làm giảm cung cấp ô xy ở mô, rối loạn đông máu…
  • Tại chỗ như ở cẳng chân các vết thương chậm lành là do các mạch máu của chân bị hư hoại, nhiễm trùng, điều trị tại chỗ không đúng, dùng chất ăn da, viêm da tiếp xúc hoặc hoại tử…
  • Các yếu tố khác.
  • Các vật tư hỗ trợ chăm sóc vết thương như miếng dán, gel silicone và các sản phẩm kem trị sẹo, exosome, máy hút áp lực âm, máy sóng siêu âm, plasma.
  • Khi có vết thương cần ghi nhớ thực hành theo nguyên tắc sau đây:
  • Đối với vết thương khô cần làm ẩm.
  • Đối với vết thương xuất tiết nhiều nên hấp thu dịch.
  • Đối với vết thương có mô hoại tử cần loại bỏ mô hoại tử.

Tổng quan điều trị sẹo lồi - sẹo phì đại

 

Để điều trị sẹo lồi hiệu quả cần phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Xác định rõ là sẹo lồi hay sẹo phì đại
  • Tuổi và chủng tộc
  • Tuổi tổn thương triệu chứng
  • Kích thước - vị trí tổn thương
  • Thời gian theo dõi
  • Có cuống hay không cuống
  • Tổn thương:

- Tái phát

- Chưa điều trị

Smith papyrus (Ai cập) đã đề cập đến điều trị sẹo lồi từ 1700BC (2010) gồm:

  • Tiêm tại chỗ: corticosteroids, interferon, 5-FU, verapamil, bleomycin
  • Đắp thuốc tại chỗ: Corticosteroids, Retinoids, Imiquimod, Vitamin E (Hiệu quả chưa rõ ràng)
  • Phẫu thuật cắt trọn 1 phần
  • Vật lý: laser, xạ trị, băng ép, silicone, áp lạnh

Với phương pháp Triamcinolone tiêm trong sẹo:

  • Hiệu quả nhất trong phòng ngừa sẹo lồi xảy ra hoặc tái phát sau mổ (2017). Phương pháp dễ sử dụng, không quá đắt tiền, ít nguy cơ.
  • Tỉ lệ đáp ứng: 50 - 100% và tỷ lệ tái phát: 10 - 15%
  • Đây lựa chọn số 1 để điều trị sẹo lồi và là lựa chọn số 2 để điều trị sẹo phì đại.

Với phương pháp phẫu thuật sẹo:

photo-1697449420754

Sẹo lồi có cuống <1cm:

  • Không khâu căng, khâu trong da tỉ mỉ
  • Băng ép

Sẹo lồi có cuống rộng:

  • Không được khuyến khích sử dụng, tái phát cao 50 - 100%
  • Nên kết hợp băng ép, silicone, xạ trị, steroids...

Sẹo phì đại:

  • Vết thương căng hoặc nhiễm trùng
  • Bất động, vùng phẫu thuật 6 tuần - 6 tháng kết hợp với khâu trong da

Đối với phương pháp laser:

Pulsed CO2 laser: gây tổn thương nhiệt làm co rút vết thương, tái cấu trúc collagen. Kích thích phóng thích basic fibroblast growth factor và ức chế TGF beta1.

  • Đơn trị liệu: tái phát 40 - 92%
  • Kết hợp với steroids: tái phát 25 - 74%
  • Kết hợp với Interferon 3million x 3t/w x 9w:
  • 10/14 sẹo lồi thân tái phát
  • 0/16 sẹo lồi tai tái phát
  • Nd:YAG laser: trên thực nghiệm ức chế sản xuất collagen nhưng tái phát 53 - 100%
  • Pulse-dye laser: Cải thiện sẹo phì đại
  • Alster và William: 57 - 83% cải thiện sẹo lồi trước xương ức.

Phương pháp silicone:

  • Là phương pháp tiêu chuẩn, đầu tiên điều trị sẹo phì đại và sẹo lồi nhỏ
  • Chọn lựa tốt cho trẻ em/người không chịu được đau
  • Phòng ngừa sẹo phì đại: Bắt đầu vài ngày sau phẫu thuật và kéo dài nhiều tuần khoảng 12g/ngày

Vai trò của silicone giúp tối ưu kết quả điều trị sẹo

Theo PGS.TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, các sản phẩm polysiloxane y học (Polydimethylsiloxane trọng lượng phân tử cao, gọi tắt là silicone) dạng gel hoặc dạng băng dán được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị sẹo xấu là một trong các biện pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến hiện nay. Silicone y học phải đạt yêu cầu: tinh khiết, gần như hoàn toàn không có Polydimethylsiloxane trọng lượng phân tử thấp cũng như các chất phụ gia và các chất xúc tác còn thừa, không gây độc và không gây phản ứng viêm, được sản xuất trong môi trường vô khuẩn.

Các dạng silicone bao gồm:

  • Lớp silicone chống dính các băng gạc tiên tiến
  • Dạng gel
  • Dạng tấm

Đối với màng bán thấm giúp duy trì môi trường ẩm cho vết thương, phòng ngừa tổn thương thêm cho da khi thay băng đồng thời giảm đau khi thay băng và giảm số lần thay băng. Đối với vật liệu sinh học giúp che phủ vết thương đến khi liền thương đồng thời giảm thay băng.

Vài trò của silicone trong điều trị sẹo

Đối với dạng gel tự khô chủ yếu dùng cho vết thương phẫu thuật, sử dụng ngay khi có vết thương có tác dụng giữ ẩm cho vết thương, hiệu quả cho sử dụng vùng mặt, vùng khó cố định. Đối với băng thun và lớp silicone giúp giữ ẩm vết thương và giảm thâm nám.

Cuối cùng, PSG.TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh kết luận rằng silicone đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình liền thương, đây là 1 trong những chất liệu góp phần giữ ẩm vết thương, giúp vết thương liền nhanh, giảm đau, ngứa đồng thời giảm hậu quả sẹo xấu. Trong điều trị sẹo xấu, việc sử dụng silicone cần được kết hợp với các phương pháp điều trị khác (điều trị đa mô thức) để có thể đạt được kết quả tối ưu nhất, việc làm mất sẹo là hoàn toàn không thể. Nhìn chung, sử dụng silicone trong phòng ngừa và điều trị sẹo là một trong nhiều phương pháp nhằm mục đích cuối cùng là cải thiện hình ảnh và chất lượng sẹo, giúp cải thiện tính thẩm mỹ của sẹo.

Xem thêm bài báo gốc tại: PGS.TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh - Tối ưu hóa kết quả điều trị sẹo

TIN TỨC LIÊN QUAN


SHOWING 3 COMMENTS

  • « Previous
  • Next »

THÊM BÌNH LUẬN

Rejuvaskin