Dự phòng và điều trị sẹo lồi: Giảm sức căng da là yếu tố then chốt

13-10-2023

Ngày 23.6.2023, chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh đã có chuyên đề báo cáo: Quản lý sẹo hiệu quả - Dự phòng và điều trị sẹo lồi từ góc nhìn sức căng bề mặt tại Hội nghị Khoa học quốc tế và Triển lãm Thẩm mỹ nội khoa Vicam 2023 - Chủ tọa: chuyên gia Trần Vân Anh và chuyên gia Lâm Ngọc Anh.


Trong chuyên đề báo cáo của chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh gồm có những nội dung chính: Cơ chế hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại - Quản lý sẹo và điều trị trên từng bệnh nhân - Phương pháp điều trị hiệu quả chính là kết hợp phẫu thuật, xạ trị, Silicon gel và miến dán Silicon. 

Chuyên đề báo cáo của chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh tại Hội nghị Khoa học quốc tế và Triển lãm Thẩm mỹ nội khoa Vicam 2023

Chuyên đề báo cáo của chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh tại Hội nghị Khoa học quốc tế và Triển lãm Thẩm mỹ nội khoa Vicam 2023

Nội dung chính của bài viết

Show

Cơ chế hình thành sẹo bênh lý và phân loại sẹo

Khi làn da bị tổn thương sẽ phá vỡ tính toàn vẹn các lớp biểu mô, đứt gãy cấu trúc và chức năng các mô lành. Và quá trình liền vết thương là chuỗi các quá trình phức hợp, gối nhau gồm cầm máu, viêm, tăng sinh và tái tạo.

Sẹo hình thành chính là kết quả tự nhiên cuối cùng của quá trình làm liền vết thương của cơ thể nhằm thay thế cho vùng da bị tổn khuyết, là tổ chức xơ sợi có nguồn gốc từ lớp trung bì của làn da. Sẹo được phân làm 5 loại là sẹo chưa trưởng thành, sẹo trưởng thành, sẹo lõm, sẹo phì đại và sẹo lồi.

Cơ chế hình thành sẹo

Cơ chế hình thành sẹo bênh lý và phân loại sẹo

Các yếu tố nguy cơ và vị trí thường xuất hiện sẹo lồi, sẹo phì đại

Một số yếu tố nguy cơ được chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh đề cập trong chuyên đề báo cáo là quá trình viêm mạn tính ở lớp trung bì, tác động bởi nhiều yếu tố như:

  • Gen di truyền
  • Tình trạng toàn thân
  • Tình trạng tổn thương tại chỗ.

Vị trí sẹo lồi và sẹo phì đại xuất hiện phổ biến ở vùng dưới hàm, vùng trước ngực, vùng bả vai và vùng mu. Những vị trí ít gặp sẹo ở vùng cánh tay, vùng lưng, vùng đùi ngoài. Hiếm gặp sẹo lồi, sẹo phì đại ở vùng da đầu, vùng trước cẳng chân.

Tại sao vị trí sẹo lồi, sẹo phì đại chỉ xuất hiện chủ yếu là những vị trí đó? Nó liên quan mật thiết đến sức căng da và cũng tác động đến hình dáng của vết sẹo. Theo nghiên cứu, hướng co cơ chính là hướng sẹo phát triển.

Sức căng da đã đo ở vùng ngoại vi và vùng trung tâm của sẹo lồi với thông số cụ thể như sau:

  • Sức căng bề mặt da ở vùng ngoại vi sẹo lồi: 4447 Pa
  • Sức căng bề mặt da ở vùng trung tâm sẹo lồi: 232.5 Pa.

Các yếu tố nguy cơ và vị trí thường xuất hiện sẹo lồi, sẹo phì đại

Các yếu tố nguy cơ và vị trí thường xuất hiện sẹo lồi, sẹo phì đại

Sức căng da và tình trạng viêm

Quá trình viêm diễn ra tác động đồng thời vào nhiều yếu tố như tế bào viêm tăng, nguyên bào sợi tăng, collagen tăng sinh và mạch máu tân tạo tăng nhanh. Nó diễn ra liên tục và không ngừng tác động của lực dây căng giãn ra. Trong đó, vùng ngoại vi sẹo lồi chính là vùng chịu sức căng lớn hơn cả.

Chính những nguyên lý mà chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh đã đưa ra một nhận định mang yếu tố quyết định và nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại: "Giảm sức căng, giảm viêm da là chìa khóa trong điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại".

Nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi, phì đại

Yếu tố quyết định và nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại là giảm sức căng, giảm viêm da

Phương pháp quản lý và điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại hiệu quả

Theo chuyên đề báo cáo của chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh - Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo - Bệnh viện Bỏng Quốc gia, phương pháp điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại phổ biến hiện nay gồm có:

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Silicon gel và miếng dán silicon
  • Laser: YAG, fractional
  • Steroid: Tiêm/ dán.

Chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh cũng nhấn mạnh trong chuyên đề báo cáo, mục đích của điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại là giảm các triệu chứng và hạn chế tái phát. Vậy nên, phương pháp quản lý và điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại hiệu quả hàng đầu hiện nay là cần phải kết hợp: Phẫu thuật + Xạ trị + Steroid + Silicon Gel/sheet.

Giảm sức căng, giảm viêm da là chìa khóa trong điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại. Bởi giảm sức căng da sẽ tác động tích cực đến:

  • Khâu giảm sức căng.
  • Khâu đóng từng lớp da: sâu - nông.
  • Đường khâu đóng khác với hướng căng da.
  • Chia nhỏ phân tán sức căng.

Theo các nghiên cứu và thực nghiệm thực tế, miếng dán Silicon (Silicon gel sheet) hay gel Silicon mang lại tác dụng giảm sức căng tốt nhất hiện nay. Cũng chính vì điều này mà các bạn thấy sự xuất hiện của các sản phẩm điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại với thành phần là silicon y tế.

  • Silicone y tế như một lớp màng bảo vệ bề mặt vết sẹo giúp kháng khuẩn, kháng viêm ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường.
  • Hạn chế sự mất nước tại vị trí sẹo khiến quá trình tổng hợp collagen mạnh mẽ hơn cho vùng da sẹo luôn mềm mịn và hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
  • Ức chế sự sản sinh collagen tại vị trí sẹo và ngăn chặn chúng không có cơ hội phát triển hình thành sẹo.
  • Tăng cường quá trình phục hồi tổn thương, kích thích tế bào da tái tạo mới về trạng thái ban đầu.
  • Miếng dán silicone trong suốt và rất mềm nên dễ dàng bám trên da.

vai trò của silicone y tế trong điều trị sẹo lồi, phì đại

Vai trò của silicone y tế trong quản lý sẹo lồi, phì đại

Chuyên đề báo cáo của chuyên gia Nguyễn Đoàn Tiến Linh đã đánh giá đúng vài trò quan trọng của gel sillicon và silicon Sheet trong việc tối ưu kết quả phòng ngừa và điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại. Và đây cũng chính là xu hướng quản lý sẹo hiện đại và hiệu quả trên toàn thế giới.

TIN TỨC LIÊN QUAN


SHOWING 3 COMMENTS

  • « Previous
  • Next »

THÊM BÌNH LUẬN

Rejuvaskin