Chăm sóc vết thương sau thủ thuật và phẫu thuật thẩm mỹ

14-11-2024

Học cách TS.BS Lý Thị Mỹ Nhung chăm sóc vết thương sau thủ thuật và phẫu thuật thẩm mỹ với mục tiêu lành thương nhanh, hạn chế sẹo và biến chứng.


 
 

Trong thời điểm việc thực hiện thủ thuật và phẫu thuật thẩm mỹ trở nên vô cùng phổ biến với sự xâm chiếm của nhiều công nghệ, kỹ thuật và vật liệu y tế càng khiến việc phẫu thuật diễn ra dễ dàng hơn. Dù vậy, việc chăm sóc vết thương vẫn mới được quan tâm trong thời gian gần đây và còn rất nhiều điều cần lưu ý để có một quá trình lành thương thuận lợi, ít để lại sẹo. Với chuyên đề báo cáo "Chăm sóc vết thương sau thuật thuật và phẫu thuật thẩm mỹ", kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và sản phẩm chăm sóc phù hợp đã mang đến những kết quả tốt hơn và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nội dung chính của bài viết

Show

Tổng quan về thủ thuật và phẫu thuật thẩm mỹ

Sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu làm điểm các thủ thuật và phẫu thuật thẩm mỹ cũng trở nên đa dạng và nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Không chỉ giúp bạn sở hữu vẻ ngoài đáng mơ ước, mà còn giúp cải thiện các vấn đề về bệnh học và xử lý chấn thương…
 

Hiện tại, với thủ thuật da liễu đã có rất nhiều công nghệ và thủ thuật có mặt trên thị trường: Laser, Vi kim, Peel, Tiêm chích… nhằm giải quyết các khuyết điểm trên da: Tăng sắc tố, sẹo rỗ, rạn da, bớt bẩm sinh, chống lão hóa và thu gọn và điều chỉnh đường nét cơ thể. Đi cùng sự phát triển của thủ thuật da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ cũng dần mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác như tái tạo vết thương, ghép da, tạo vạt da, phẫu thuật Mohs và cắt bỏ ô, u lành da… Mặc dù có sự khác biệt trong mục tiêu nhưng các bác sĩ đều đang dần quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ sau phẫu thuật.

Giải pháp chăm sóc vết thương an toàn được bác sĩ đề cập

Việc cân bằng được những yếu tố làm sạch, độ ẩm, chống stress oxy hóa và tăng cường oxy nuôi mô cho phép vết thương liền nhanh hơn, giảm các biến chứng đặc biệt giảm nguy cơ hình thành sẹo xấu (sẹo lồi, sẹo phì đại). Và vật liệu được TS.BS Lý Thị Mỹ Nhung chia sẻ trong bài báo cáo chính là Hydrogel và Silicone y tế.

Các sản phẩm ứng dụng Silicone y tế được bác sĩ nhắc trong bài báo cáo

Trong đó, Silicone y tế là vật liệu đã được ứng dụng trong y tế chữa lành vết thương sau thủ thuật và phẫu thuật thẩm mỹ, Silicone y tế hoạt động bằng cơ chế:

  • Tạo lớp màng bảo vệ trong suốt trên bề mặt da, từ đó giúp chống nhiễm khuẩn
  • Kiểm soát độ ẩm: Không thấm nước nhưng cho phép hơi nước và oxy đi qua, tạo môi trường ẩm thuận lợi cho lành vết thương.
  • Dễ dàng quan sát vết thương
  • Bám dính tốt: Màng polyme tương thích sinh học, ổn định về hóa học, cơ học và nhiệt, bám dính tốt vào da và niêm mạc, dễ dàng thích ứng với mọi hình dạng của vết thương.
  • Thúc đẩy lành thương nhanh chóng: Bảo vệ cơ học ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giảm các gốc oxy phản ứng do quá trình viêm trong vết thương, duy trì môi trường ẩm ướt giúp lành thương và bảo vệ mô mới hình thành.

Để minh chứng hiệu quả của Silicone y tế trên thực tiễn, bài báo cáo cũng đề cập các case lâm sàng thành công tư giai đoạn vết thương hở đến thời gian sẹo ổn định. Tất cả các case đều được bác sĩ đánh giá có tính phục hồi tốt, ít biến chứng và không ghi nhận tình trạng sẹo lồi/phì đại theo sau.

Kết quả hỗ trợ liền vết thương hở của HemaCut Spray

 

Kết quả ngừa sẹo của bôi dán silicone y tế tại nhà

 

Nguyên tắc chăm sóc sau thủ thuật da:

Đối với sau Laser xâm lấn

Da bong tróc, đỏ viêm và dễ tăng sắc tố sau viêm là những phản ứng thường thấy sau laser. Đối với việc phục hồi da cần chú để thời điểm và mức độ lành thương của làn da. Trong 2 ngày đầu, bác sĩ chia sẻ phải tập trung vào việc chống nhiễm trùng và ngăn da tiếp xúc với bụi bẩn.

Từ ngày thứ 3, các sản phẩm chăm sóc da có khả năng cung cấp độ ẩm, tăng cường tốc độ phục hồi và giảm thiểu các phản ứng viêm là điều cần thiết. Đối với vấn đề tăng sắc tố sau viêm cần tăng cường hoạt chất chống oxy hóa và chống nắng thật kỹ.

Đối với sau peel da hóa học

Tuỳ theo mức độ peel da nông, trung bình hay sâu, TS.BS Lý Thị Mỹ Nhung đã đưa phác đồ phục hồi khác nhau:

  • Chăm sóc sau Peel nông không tổn thương lớp bì, quá trình phục hồi nhanh hơn, kéo dài 1-7 ngày. Trong 3 ngày đầu, da sẽ có hiện tượng đỏ và bong da kéo dài 3-7 ngày sau đó. Đối với peel da nông, chỉ cần ưu tiên làm sạch da, phục hồi và chống nắng mỗi ngày.
  • Peel da trung bình cần 7-14 ngày để phục hồi hoàn toàn. Khi peel da trung bình, chăm sóc tại nhà Rửa mặt nhiều lần/ngày theo thoa thuốc ointment ngay sau rửa, dùng lotion/kem. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc kháng siêu vi trong 10-14 ngày và chống nắng cho đến khi da lành.
  • Peel da sâu tác động sâu đến hạ bì da, tổn thương lớn nên cần 14-21 ngày để da lành. Vì thời gian phục hồi lâu, cần liệu trình chăm sóc nghiêm khắc và có thể dùng thuốc đi kèm. Tuyệt đối chống nắng trong 3-6 tháng và không trang điểm trong 14 ngày đầu tiên.

Chăm sóc da sau phẫu thuật - thủ thuật sẽ giúp giảm tác dụng phụ và đẩy nhanh quá trình lành thương, hạn chế hình thành sẹo. Việc dưỡng ẩm, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, chống viêm, chăm sóc tại chỗ và hỗ trợ cho quá trình tăng sinh mô sau phẫu thuật - thủ thuật da là cần thiết.

TIN TỨC LIÊN QUAN


SHOWING 3 COMMENTS

  • « Previous
  • Next »

THÊM BÌNH LUẬN

Rejuvaskin